Vé xe tết Nhâm Dần

Thuê xe Tết - Thuê xe Tết chất lượng cao

Vé xe tết Sài Gòn đi Miền Trung và ngược lại : Sài Gòn - Huế, Sài Gòn - Đà Nẵng, Sài Gòn - Quảng Trị, Sài Gòn - Quảng Bình

no comments

Các phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam

Tết là dịp lễ lớn và có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các quốc gia phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Bởi đây là dịp để các gia đình sum vầy và đoàn tụ sau một năm dài vất vả. Trải qua thời gian, các phong tục ngày tết có cái thì được lưu giữ, có cái lại bị mai một dần. Tuy nhiên, người Việt ta vẫn đang cố gắng để gìn giữ các phong tục cổ truyền như một nét đẹp của văn hóa dân tộc. Cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa phong tục ngày tết trong bài viết sau đây.

các phong tục ngày tết

Các phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam

1. Phong tục tống cựu nghênh tân

Tống cựu nghênh tân được hiểu nôm na là tiễn cái cũ và đón cái mới, còn được gọi là phong tục dọn nhà ngày tết. Đây là một trong các phong tục ngày tết đặc trưng và quen thuộc nhất của người Việt Nam. Vào những ngày cuối năm, người Việt thường có thói quen quét dọn nhà cửa, bỏ đi các món đồ cũ không cần dùng đến, sắm sửa đồ dùng và quần áo mới. Mọi điều hiềm khích, không vui trong năm cũ cũng được xóa bỏ. Người lớn dặn dò con cháu không được bất hòa, cãi cọ trong thời khắc chuyển giao năm mới. Tất cả những điều này đều nhằm mục đích xua đi những thứ phiền muộn trong năm cũ, mong chờ điều may mắn cho năm mới.

2. Phong tục tiễn ông Táo về trời

Theo ông bà xưa, 23 tháng Chạp hằng năm là ngày mà ông Công, ông Táo sẽ về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng. Do đó, cứ đến ngày này là các gia đình đều dọn dẹp gian bếp thật sạch sẽ và làm một mâm cơm để tiễn ông Táo. Ông Táo là đại diện cho sự ấm no và hạnh phúc của một gia đình. Vì thế, nghi lễ cúng ông Công, ông Táo chính là hình ảnh biểu trưng cho mong muốn vui vẻ, thuận hòa của gia đình trong năm mới.

thả cá chép tiến ông táo về trời

Thả cá chép tiễn ông Táo về trời

Lễ vật để tiễn ông Táo gồm có mũ, áo bằng giấy, một hoặc ba con cá chép vàng tùy theo phong tục từng vùng. Sau lễ cúng, cá chép vàng sẽ được mang đi phóng sanh ở các ao hồ gần nhà. Hiện nay, một số gia đình không dùng cá chép thật để cúng. Thay vào đó, họ dùng những chú cá chép bằng giấy rồi hóa vàng cùng với mũ và áo.

3. Phong tục dựng nêu ngày tết

Nhắc đến các phong tục ngày tết thì không thể bỏ qua phong tục dựng nêu. Đây là phong tục đã có từ thời xa xưa, mang ý nghĩa trừ tà, xua ma quỷ. Nêu được dựng từ ngày 23 tháng Chạp. Bởi đây là thời điểm mà ông Táo vắng nhà, ma quỷ sẽ lợi dụng thời cơ để quấy nhiễu. Đến ngày mùng 7 tết, mọi người sẽ làm lễ hạ nêu.

Câu nêu thực chất là một cây tre cao từ 5 đến 6 mét. Ngọn cây được treo rất nhiều thứ, tùy theo phong tục của từng địa phương. Những vật được treo trên cây nêu thường là bùa trừ tà, hình cá chép bằng giấy, vàng mã, cành xương rồng, bầu rượu được bệnh bằng rơm, vải điều, giải cờ vải tây hoặc những chiếc khánh bằng đất nung. Dân gian quan niệm rằng tiếng động phát ra từ ngọn nêu sẽ khiến cho ma quỷ sợ hãi, không dám quấy phá. Ngoài ra, nhiều gia đình còn treo trên ngọn cây nêu một chiếc lồng đèn vào buổi tối để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu.

4. Phong tục gói bánh chưng ngày tết

Bánh chưng và bánh dày là hai món ăn truyền thống và không thể thiếu vào ngày tết. Bánh chưng hình vuông, màu xanh tượng trưng cho đất, bánh dày hình tròn, màu trắng tượng trưng cho trời, mang đậm triết lý âm dương. Bánh dày dành cho cha, bánh chưng dành cho mẹ. Bánh chưng và bánh dày là món ăn trang trọng và cao quý nhất, dùng để dâng lên tổ tiên, ông bà, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Do đó, vào những ngày giáp tết, người Việt lại dành thời gian để gói bánh chưng bánh dày cúng tổ tiên. Dù là gia đình giàu có hay túng bần thì món ăn vẫn luôn hiện diện trong những ngày tết.

phong tục gói bánh chưng

Phong tục gói bánh chưng ngày tết

5. Phong tục trưng bày mâm ngũ quả

Bên cạnh bánh chưng và bánh dày, mâm ngũ quả là lễ vật quan trọng trên bàn thờ tổ tiên. Tùy theo địa phương mà loại trái cây được sử dụng để trang trí mâm ngũ quả sẽ có sự khác biệt. Những loại trái cây phổ biến nhất dùng để chưng mâm ngũ quả thường là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Đây là các loại trái cây mang hàm nghĩa may mắn, cầu cho năm mới an khang, phú quý, bình an và hạnh phúc.

6. Phong tục chơi hoa ngày tết

Chơi hoa cũng là một trong các phong tục ngày tết không thể thiếu của người Việt Nam. Loại hoa được chọn sẽ tùy thuộc vào vùng miền, chẳng hạn như mai, đào, cúc, quất… Không chỉ giúp xua đuổi tà mà, chưng hoa tết còn thể hiện mong ước thịnh vượng, viên mãn và vui vẻ trong năm mới của gia chủ.

7. Phong tục cúng ông bà ngày tết

Hằng năm, cứ đến những ngày giáp tết, thường là từ 23 đến 30 tháng Chạp, các gia đình sẽ sắp xếp thời gian để đi thăm viếng, dọn dẹp mộ phần của ông bà, tổ tiên. Đến đêm giao thừa, gia đình sẽ là một mâm cỗ để dâng lên ông bà, mời ông bà về ăn tết. Bên cạnh việc thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu, mâm cỗ cuối năm còn là dịp để các thế hệ trong gia đình cùng nhau ôn lại những điều đã qua trong năm cũ, hy vọng một năm mới với nhiều niềm vui và may mắn.

mâm cơm cúng ông bà

Mâm cơm cúng ông bà ngày tết

8. Phong tục cúng giao thừa

Trong đêm giao thừa, các gia đình sẽ phải cúng hai lễ, một lễ trong nhà và một lễ ngoài trời. Phong tục này bắt nguồn từ quan niệm của người Việt xưa rằng một năm có bắt đầu thì phải có kết thúc. Cúng giao thừa là nghi lễ để khép lại một năm, xóa bỏ toàn bộ phiền muộn của năm cũ, nghênh đón năm mới với nhiều điều tốt đẹp hơn.

9. Phong tục xông đất ngày tết

Xông tục là phong tục quen thuộc trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Người ta quan niệm rằng một năm có may mắn hay không là phụ thuộc vào người đến xông đất. Chình vì vậy, gia chủ thường mời những người hợp tuổi với mình đến để xông đất. Sáng mùng 1 tết, người xông đất sẽ ăn mặc thật chỉnh tề, đi hết một vòng quanh nhà để may mắn luôn tràn ngập.

xông đất đầu năm

Phong tục xông đất đầu năm

10. Phong tục xuất hành đầu năm

Xuất hành là lần ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Để năm mới có được nhiều may mắn, gia chỉ cần chọn giờ đẹp và hướng đẹp để xuất hành. Đúng giờ đó, gia chủ sẽ xuất hành đi lễ chùa, chúc tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hoặc bằng hữu. Nếu xuất hành để đi lễ chùa thì người ta sẽ bẻ một “cành lộc” mang về nhà sau khi lễ bái. Tục này gọi là hái lộc đầu xuân, mang ý nghĩa cầu mong may mắn cho năm mới.

11. Phong tục hái lộc đầu năm

Trong các phong tục ngày tết của người Việt, hái lộc được xem là một phần không thể thiếu trong những ngày đầu xuân năm mới. Việc hái lộc thường được thực hiện sau thời khắc giao thừa hoặc vào sáng mùng 1 Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà. Cành lộc là một phần cành nhỏ của các loại cây quanh năm tươi tốt như cây đa, cây đề, cây si, xương rồng… Những cành lộc này thường được hái từ những nơi như đền, chùa với hàm ý xin hưởng lộc từ chư vị Thần, Phật. Cành lộc sau khi hái về sẽ được mang chưng trên bàn thờ của ông bà, tổ tiên.

12. Phong tục lì xì ngày tết

Hằng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về là người ta lại để dành ra một khoản tiền để đi lì xì trong 3 ngày tết. Trong tiếng Trung, lì xì là phiên âm của từ “lợi thị”, có nghĩa là nhận được tiền, nhận được may mắn. Nói cách khác, tiền lì xì là vật đem lại điều lành, điều tốt cho người được nhận trong dịp đầu năm.

phong tục lì xì ngày tết

Phong tục lì xì ngày tết

Không chỉ trẻ em được người lớn lì xì, con cháu cũng mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ. Hành động này mang ý nghĩa cầu chúc sức khỏe, bình an, mong ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ sẽ mừng tuổi lại cho con cháu, chúc các cháu chăm ngoan, học giỏi, gặp nhiều điều may mắn. Những vị khách đến chơi nhà ngoài chúc tết gia chủ cũng sẽ lì xì cho các cháu nhỏ trong gia đình.

13. Phong tục lễ chùa đầu năm

Lễ chùa đầu năm được xem là nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt. Chính vì thế, nhắc đến các phong tục ngày tết thì không thể bỏ qua phong tục này. Đi lễ chùa trong những ngày đầu xuân năm mới vừa là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc vừa là để tỏ lòng thành kính đối với chư vị Thần, Phật.

14. Phong tục xin chữ đầu năm

Cứ vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, người ta lại rủ đi xin chữ để về treo trong nhà. Với mong ước mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình, mọi người thường xin các chữ Phúc, Lộc, An, Đức, Tâm, Nhẫn… Ngày nay, phong tục xin chữ đầu xuân đã dần trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Bởi chữ nghĩa mang giá trị ý nghĩa sâu sắc hơn những lời nói sáo rỗng.

xin chữ ngày tết

Phong tục xin chữ ngày tết

15. Phong tục khai bút đầu xuân

Ngày trước, tục khai bút đầu xuân thường được thực hiện sau thời khắc giao thừa. Người ta đốt lư trầm bên bàn giấy, dùng bút mới, mài mực tàu và hạ bài viết trên giấy hồng điều hoặc giấy hoa tiên. Mỗi câu chữ được viết lên giấy phải thật thành tâm, gửi vào đó nhiều ước nguyện tốt đẹp trong năm mới. Ngày nay, phong tục khai bút đầu xuân đã có nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, phong tục này vẫn được coi trọng ở trong giới học sinh, sinh viên, giới văn sĩ, người làm nghề viết lách. 

Các phong tục ngày tết là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền Việt Nam. Duy trì các phong tục truyền thống là cách để gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc. Tết này bạn có về ăn tết cùng gia đình? Nếu có thì hãy để công ty KHA TRẦN đồng hành cùng bạn bằng chương trình VÉ XE TẾT 2021 tuyến SÀI GÒN  MIỀN TRUNG. Vé xe tết đã bắt đầu từ hôm nay, các bạn có nhu cầu mua vé xe về tết có thể liên hệ với Kha Trần thông qua Hotline 0938 456 584032 664 67890971 850 6660888 999 4840987 654 808 –  039 242 6789.

Reply