Vé xe tết Nhâm Dần

Thuê xe Tết - Thuê xe Tết chất lượng cao

Vé xe tết Sài Gòn đi Miền Trung và ngược lại : Sài Gòn - Huế, Sài Gòn - Đà Nẵng, Sài Gòn - Quảng Trị, Sài Gòn - Quảng Bình

no comments

Những điều cần biết về phong tục cúng ông Công, ông Táo ngày tết

Cúng ông Công, ông Táo là phong tục không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền. Đặc biệt, đây còn là nét đẹp văn hóa được lưu giữ qua nhiều thế hệ và vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Cùng VÉ XE TẾT 2021 KHA TRẦN tìm hiểu về phong tục cúng ông Công, ông Táo và những nghi lễ, lễ vật cần thiết để thực hiện lễ cúng này trong bài viết sau đây.

cúng ông công ông táo

Phong tục cúng ông Công, ông Táo

1. Ý nghĩa phong tục cúng ông Công, ông Táo ngày tết

Theo quan niệm dân gian, ông Công, ông Táo là những vị thần được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian để theo dõi và ghi chép việc làm thiện – ác của loài người. Do đó, cứ 23 tháng Chạp hàng năm, các vị Táo quân lại phải lên chầu Ngọc Hoàng để báo cáo tình hình dưới hạ giới sau một năm.

Nói cách khác, ông Công và ông Táo chính là những vị thần định đoạt cát hung và phước đức cho một gia đình. Vì lẽ đó mà các gia đình luôn làm lễ đưa Táo quân vô cùng long trọng và thành kính.

2. Cúng ông Công, ông Táo vào ngày nào?

Lễ cúng ông Công, ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch. Như vậy, mọi người có thể làm lễ tiễn ông Táo về trời trong khoảng thời gian từ trưa ngày 22 đến ngày 23. Người xưa quan niệm rằng sau khung giờ này ông Táo sẽ không thể nhận được đồ cúng do đã lên chầu Ngọc Hoàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia đình sẽ không được may mắn, phước lành trong năm mới, phải gặp nhiều vất vả, sóng gió.

Theo các chuyên gia về phong thủy, lễ đưa Táo quân về trời nên được thực hiện vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên trên thực tế, vì công việc bận rộn mà một vài gia đình không thể làm lễ cúng vào ngày này được. Và thắc mắc chung của họ là “có nên cúng ông Công, ông Táo trước ngày 23 hay không?”

Về vấn đề này, có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra. Đại đa số các ý kiến đều cho rằng việc cúng ông Công, ông Táo có thể được thực hiện vào bất cứ ngày nào thuận tiện cho gia chủ, miễn là trước ngày 23. Bởi điều quan trọng khi làm lễ cúng là sự thành tâm của gia chủ. Nếu gia chủ chỉ làm lễ qua loa, đại khái, không có sự thành tâm thì Thần, Phật cũng không chứng giám.

3. Cúng ông Công, ông Táo ở đâu?

Có người cho rằng việc cúng ông Công, ông Táo phải được thực hiện ở ban thờ đặt tại nhà bếp. Nhưng có người lại bảo nghi lễ cúng phải được tổ chức ở ban thờ gia tiên. Theo dân gian, ông Công và ông Táo là 2 vị thần khác nhau. Ông Táo là 3 vị đầu rau (2 nam, 1 nữ) có nhiệm vụ trông coi việc bếp núc trong gia đình. Trong khi đó, ông Công lại là vị thần cai quản đất đai.

cúng ông công trên ban thờ gia tiên

Lễ cúng ông Công được thực hiện trên ban thờ gia tiên

Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung của ông Công và ông Táo. Tuy nhiên, nghi thức cúng phải được thực hiện ở 2 nơi khác nhau. Cụ thể, lễ tiễn ông Táo sẽ được thực hiện ở ban thời dưới bếp. Lễ tiễn ông Công sẽ được tiến hành tại ban thờ gia tiên. Như vậy, trong ngày 23 tháng Chạp, gia chủ phải làm lễ tiễn ông Công, ông Táo ở cả 2 nơi, dù gia đình có ban thờ ông Táo riêng hay không.

4. Cúng ông Công, ông Táo cần chuẩn bị những gì?

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo sẽ có chút khác biệt tùy vào từng vùng miền. Một mâm cúng Táo quân đầy đủ thường có hương, hoa, trái cây, cau trầu, món ăn mặn, một bộ đồ mã ông Công và ba bộ đồ mã ông Táo. Màu sắc của các bộ đồ mã sẽ thay đổi theo từng năm tùy theo ngũ hành. Có năm mũ – hia – áo dùng màu xanh, có năm lại dùng màu vàng.

Ở miền Bắc, lễ cúng ông Công, ông Táo sẽ có thêm 3 con cá chép hoặc cá vàng. Cá được thả vào chậu nước đặt kế bên mâm cỗ. Sau khi kết thúc lễ, cá sẽ được mang thả ở các con sông gần nhà, ngụ ý là phương tiện đưa các Táo về trời. Ở miền Trung, người ta không sử dụng cá chép mà thay vào đó là một con ngựa giấy với đầy đủ yên, cương. Riêng ở miền Nam, lễ vật cúng chỉ gồm có áo và mũ bằng giấy.

5. Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo

Mâm cỗ được chuẩn bị để cúng ông Công, ông Táo sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và văn hóa vùng miền. Mâm cỗ cúng thường có lễ mặn và lễ chay:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 1 bát canh
  • Thịt heo luộc hoặc thịt gà
  • 1 món xào
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi gấc
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà
  • 1 lọ hoa
  • 1 xấp giấy tiền vàng bạc
mâm cỗ cúng ông công ông táo

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo

Ở những gia đình có trẻ con, người ta thường cúng thêm một con gà luộc. Loại gà dùng để cúng phải là loại gà cồ mới tập gáy (gà mới lớn). Ngụ ý của lễ vật này là nhờ Táo quân kính xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên được thông minh, nghị lực, giàu sinh khí và hiên ngang như gà cồ vậy. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể thay đổi các món ăn trong mâm cỗ để phù hợp với gia đình mình.

6. Quy trình cúng ông Công, ông Táo

Như đã nói, lễ cúng sẽ được bày biện ở cả ban thờ dưới bếp và ban thờ gia tiên. Gia chủ đọc văn khấn xong thì kính lễ 9 lần. Lễ xong đi lùi 3 bước mới được quay lưng đi. Khi nhang đã cháy hết ⅓, gia chủ có thể mang vàng mã đi hóa. Phần tro sau khi hóa sẽ được bọc vào một tờ giấy đỏ và mang thả cùng với cá chép. Nơi thả tro phải là các sông, hồ có dòng chảy lưu thông, tránh thả ở những nơi ao tù, nước bẩn.

thả cá cúng ông công ông táo

Thả cá sau khi hoàn thành lễ cúng

7. Bài cúng ông Công, ông Táo

Kính lạy Thượng Đế.

Kính lạy Ngũ Đế. Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.

Kính lạy các vị đại tiên.

Kính lạy Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh.

Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ, thần tài hạ đàn chứng giám

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm …, là ngày thần Táo quân về trời tấu sớ. Tín chủ con tên là … sinh ngày … tháng … năm … nguyên quán … địa chỉ thường trú … với tấm lòng thành kính con xin sửa soạn lễ vật, cùng sơn hào hải vị, tiền vàng, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời tấu sớ lên Ngọc Hoàng Đại Đế.

Kính lạy Sơn Thần, Long Thần, Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ hạ đàn chứng lễ.

Trong năm qua nhờ ân phúc của Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên và các Ngài mà chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, vận khí hanh thông mọi việc đều như ý.

Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính biết ơn và xin được tiễn chư ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị Thần Tiên, toàn gia quyến chúng con xin vô cùng cảm tạ ân đức của Thượng Đế cùng chư ngài đã che chở cho chúng con trong suốt năm qua.

Nay kính mong Thần Táo Quân gợi ý lên Tam Thanh Ngọc Hoàng Đại Đế cầu xin Thượng Đế khai ân minh xét để sang năm mới … , đất nước con được thái bình, quê hương con được giàu đẹp, gia tộc và gia đình con luôn được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vận khí hanh thông, vạn sự như ý.

Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị Đại Tiên, cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.

Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế. Con xin tỏ lòng biết ơn và xin đa tạ.

Con xin đa tạ, con xin đa tạ, con xin đa tạ!

bài cúng ông công ông táo

Bài cúng ông Công, ông Táo

8. Bài cúng rước ông Táo về nhà ngày 30 tết

Theo thông lệ, vào khoảng 23 giờ đến 23 giờ 45 ngày 30 tết, gia chủ sẽ làm lễ cúng để mời ông Táo về nhà. Với nghi lễ này, gia chủ sẽ khấn bài cúng sau:

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)

Việt Nam quốc, … tỉnh, … huyện, … đường phố, số nhà …

Hôm nay ngày … tháng … năm

Đệ tử họ tên …

Kính cáo hoàng thiên, kính xin hậu thổ, chúa đất trong nhà, kính xin tất cả. Đầu năm, năm … vào nhà, giao thừa đúng lễ, tục gia dưới trần. Một năm kính tiễn thần về, hôm nay đáo lai thỉnh Ngài Táo Quân minh niên năm mới năm … con rước thỉnh ngài về nơi gia đạo, ngự trị ngôi gia số nhà … đường phố …

Cầu xin tam vị Táo quân, Táo phủ thần quan, Đông trù Tây mạng, nội gia viên trạch, nội gia viên trạch, ngũ phương ngũ thổ, chư vị tiền hiền, cai quản dân gian độ trì tất cả.

Hôm nay năm mới chuẩn bị giao thừa, giao kết âm dương, con rước chư thần về nơi gia trạch, ngôi gia nhà số … bảo hộ độ trì cùng năm mãn tháng, đến hạn tiễn đưa, ở lại ngôi gia độ trì đệ tử, quanh năm suốt tháng làm lụng vất vả, không được đủ đầy, lễ nghi không rõ, thiếu sót chúng sanh thành tâm kính cáo.

Cung thỉnh Ngài về ngự giá ngôi gia, hóa giải cho chúng con bình an vô sự, làm đâu được đó, thuận lợi gia đình, may mắn một năm cũng nhờ chư vị, chứng giám độ trì thành tâm khấn cẩn. Cung thỉnh Ngài về ngôi gia đệ tử số nhà… Nhất tâm kính cáo, cầu nguyện hằng đêm, ban phước ban tài, ban cho gia đạo, lớn nhỏ trong nhà bình an khỏe mạnh, nhất dạ cầu mong, chư thần bảo hộ. A Di Đà Phật”.

Lễ cúng ông Công, ông Táo sẽ không quá phức tạp nếu bạn hiểu và nắm rõ quy trình thực hiện nghi lễ. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về nghi lễ này. VÉ XE TẾT 2021 KHA TRẦN chúc bạn có mùa tết thật đầm ấm bên người thân và bạn bè. Nếu có nhu cầu mua vé xe về quê ăn Tết thì các bạn đừng bỏ chương trình VÉ XE TẾT 2021 của Nhà Xe Kha Trần nhé! Mọi thắc mắc liên quan đến vé xe tết vui lòng liên hệ theo Hotline 0938 456 584 – 032 664 6789 – 0971 850 666 – 0888 999 484 – 0987 654 808 –  039 242 6789

Reply